Theo Đông y, cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, chỉ thống, nhuận tràng, lợi tiểu, trị thũng thấp độc, trừ hòn cục trong bụng, ho lao.
Đông y gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua.
Dân gian còn gọi là cà ghém, cà pháo, cà muối.
Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
Cà pháo
Cà pháo thường được dùng trị đau cả vùng thắt lưng, té ngã tổn thương; đau dạ dày, đau răng; bế kinh; ho mãn tính. Dùng 10 - 15g rễ, dạng thuốc sắc.
100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (có đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1g mg kali, 0,3mg kẽm. Ngoài ra nó chứa cả đồng và selen là các vi khoáng quý.
Nhiều loại vitamin như tiền vitamin A, vitamin C (3mg/100g), vitamin B1, B2, PP cũng có trong cà pháo. Riêng phần hạt cà nhiều sợi lông nhỏ, có thể là nguyên nhân gây ho. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào công bố về tác hại này. Lượng sitosterol không đáng lưu tâm nhưng lại chứa solanin độc. Quả cà chưa chín nhiều solanin hơn quả chín.
Cà pháo chứa lợi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá thức ăn: Khi cà được muối xổi tức là có sự lên men xảy ra, vi khuẩn có lợi giúp phá hủy liên kết của một số loại thức ăn khó tiêu, cũng như một số các đường tự nhiên.
Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn: Một số chất trong cà muối giúp kích thích vị giác, tạo cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.Bổ sung chất xơ cho cơ thể hạn chế tình trạng táo bón và những ảnh hưởng của việc tạo bón gây ra như bệnh trĩ.
Tuy vậy, ăn cà muối xổi cũng có những mặt không có lợi cho sức khỏe như:
Trong quả cà có chất solanin, đây là chất gây độc cho cơ thể. Lượng chất này ở cà muối xổi cao hơn ở cà muối đã chua. Tuy nhiên, khi cà được ngâm vào muối thì hàm lượng chất này cũng đã giảm đáng kể.
Nguy cơ gây ra ung thư dạ dày cao hơn: Các thực phẩm được ngâm quá nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một nghiên cứu đánh giá 2 nhóm người thấy những người ăn nhiều những thực phẩm ngâm muối( cà muối, dưa muối...) thì tỉ lệ ung thư dạ dày cũng cao hơn rất nhiều những người ít ăn nhóm thực phẩm này.
Nguy cơ bệnh tăng huyết áp: Nếu ăn quá nhiều các loại thức ăn ngâm muối có nghĩa là bạn đã nạp một lượng lớn natri vào cơ thể, làm tăng nguy cơ cao huyết áp và nhiều nguy cơ bệnh khác cho sức khỏe.
Như vậy, việc ăn cà muối vừa có những lợi ích mang lại nhưng cũng có những mặt xấu ảnh hưởng tiêu cực. Để hạn chế những tác động tiêu cực thì chúng ta nên ăn hạn chế và trong một số trường hợp người bệnh không nên ăn vì không đảm bảo được những tác động xấu tới cơ thể.
Những ai không nên ăn cà muối xổi?
Món cà muối xổi được đa số mọi người yêu thích vì dễ ăn và tạo cảm giác ngon miệng, tuy nhiên một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn như sau:
Những người bị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng: Do trong cà muối có nhiều gia vị như ớt, muối hay khi lên men nên chúng đều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày , vì thế những người có tiền sử mắc bệnh này nên hạn chế ăn.
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh gan: Cà muối thường có nhiều muối nên khuyên tránh dùng ở người bệnh tim, tăng huyết áp hoặc bệnh gan, bệnh thận vì muối và các gia vị kích thích có thể làm tăng những nguy cơ ảnh hưởng làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị rối loạn tiêu hóa: Các loại ngâm muối, đặc biệt là cà muối xổi có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có trong thực phẩm, do vậy có thể làm tình trạng rối loạn đường tiêu hóa trở lên nguy hiểm hơn.
Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, đường tiêu hóa của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi ốm nghén, trong khi cà muối xổi có thể trở thành một thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn. Hơn nữa, vì không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia đưa vào trong cà muối có thể ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và em bé trong bụng. Do vậy, các mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm này.
Trẻ em: Bởi vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh, nên cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những món ăn lên men và không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, người đang bị ốm thì không nên ăn cà muối do chất solanin có trong cà là chất độc nên với người đang ốm không nên ăn.
Ăn cà pháo thế nào để không hại sức khỏe?
Để ăn cà tốt cho sức khoẻ các chuyên gia khuyên:
Nên ăn cà đúng vụ
Không ăn cà muối xổi, cà sống
Không ăn quá nhiều cà muối;
Không ăn cà muối có hiện tượng bị khú, nổi váng trắng.
Không ăn cà muối trong các thùng sơn.
Nên ăn cà ở mức vừa phải.
x Chia sẻTheo: giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy linkLink bài gốchttps://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/nguoi-xua-co-cau-1-trai-ca-bang-3-chen-thuoc-an-ca-co-doc-khong-832941.htmlTác giả: Vũ Ngọc