Số người dùng vệ tinh băng thông rộng dự kiến tăng gấp đôi trên toàn thế giới, tăng từ 71 triệu người vào năm 2022 lên 153 triệu vào năm 2031, trong khi quy mô thị trường ước tính tăng gấp 13 lần hiện tại.
Sự hiện diện của SpaceX trong lĩnh vực kinh doanh Internet vệ tinh toàn cầu tiếp tục tăng lên trong năm nay khi công ty cho thấy nỗ lực đầu tư “tâm huyết” vào thị trường đang phát triển này.
Ngày 20/6, CEO Elon Musk có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề xuất về mong muốn cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh tại quốc gia tỷ dân. Tỷ phú người Mỹ nhấn mạnh liên lạc qua vệ tinh có thể giúp xoá vùng lõm Internet ở những ngôi làng xa xôi nhất. Ấn Độ có 1,4 tỷ dân, song chỉ 2% số hộ gia đình có đường truyền Internet cố định tốc độ cao.
Tên lửa SpaceX trong một lần phóng có thể mang tới 60 vệ tinh. Theo dữ liệu từ Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Thiên văn Vật lý Harvard-Smithsonian, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2023, công ty của Elon Musk đã đưa hơn 1.000 vệ tinh lên quỹ đạo, chiếm 60% số vệ tinh được phóng trên toàn thế giới.
SpaceX là công ty phóng vệ tinh lên quỹ đạo nhiều nhất thế giới từ năm 2019 đến nay.
Tổng cộng, SpaceX gửi gần 5.000 vệ tinh lên vũ trụ kể từ năm 2019 và đã xin phép vận hành tổng cộng 42.000 vệ tinh. Hiện công ty này hầu như chưa gặp đối thủ cạnh tranh xứng tầm.
Các vệ tinh Starlink của SpaceX có thể cung cấp khả năng truy cập Internet tốc độ cao ở độ cao cách bề mặt Trái Đất từ 300 đến 600 km, thấp hơn nhiều so với các vệ tinh khí tượng và các vệ tinh khác thường hoạt động trong quỹ đạo khoảng 36.000 km. Để truy cập Internet, khách hàng của Starlink chỉ cần cài đặt ăng-ten kích thước 50 x 30 cm.
Xe tự lái là khách hàng chính
Starlink đã phát triển chủ yếu trong phân khúc B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). Dịch vụ này cũng đã đóng vai trò quan trọng ở Ukraine, nơi nhiều cơ sở liên lạc mặt đất đã bị phá hủy trong các cuộc đụng độ giữa hai bên.
Theo Ookla, nhà cung cấp dịch vụ kiểm tra tốc độ Internet của Mỹ cho biết tốc độ Internet của Starlink tương đương với dịch vụ trên mặt đất và nhanh hơn khoảng 40% so với băng thông rộng thông thường ở Anh, và nhanh gấp đôi so với ở Úc.
Tuy nhiên, khi loại bỏ yêu cầu về dây cáp, chúng có lợi thế lớn ở các khu vực xa xôi với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc thiếu thốn. Euroconsult, công ty tư vấn ngành vũ trụ ước tính số người dùng vệ tinh băng thông rộng dự kiến tăng gấp đôi trên toàn thế giới, tăng từ 71 triệu người vào năm 2022 lên 153 triệu vào năm 2031.
Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo thị trường toàn cầu về dịch vụ liên lạc vệ tinh sẽ tăng gấp 13 lần từ năm 2020 đến năm 2040, lên 95 tỷ USD, dẫn đầu là nhu cầu từ các phương tiện tự hành. Theo Adam Jonas, nhà phân tích của công ty, liên kết vệ tinh là một công cụ đắc lực cho xe tự lái vì chúng có thể liên tục cập nhật phần mềm ở bất kỳ đâu.
Tuy nhiên, thông tin liên lạc qua vệ tinh còn tương đối mới và không phải không có rủi ro. OneWeb, một nhà điều hành vệ tinh của Anh, đã sụp đổ vào năm 2020 sau khi gặp khó khăn về tài chính, trước khi được chính phủ giải cứu.
Ngay cả SpaceX cũng không hoàn toàn có một nền tảng vững chắc. Công ty này đã và đang phát triển thị trường một phần từ các khoản trợ cấp lớn của Washington cũng như những đơn đặt hàng dự án của NASA. Chủ tịch SpaceX Gwynne Shotwell cho biết Starlink "sẽ kiếm tiền" vào năm 2023.
(Theo Nikkei Asia)
Internet vệ tinh là đối tác thay vì đối tượng cạnh tranh với các nhà mạng
Internet vệ tinh không cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống, trái lại còn mang đến cơ hội hợp tác trong bối cảnh doanh thu nhà mạng sụt giảm.
Quân đội Nhật Bản xem xét sử dụng Internet vệ tinh Starlink
Quân đội Nhật Bản đang thử nghiệm dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk với mục tiêu đưa công nghệ này triển khai trong năm sau.
Starlink của Elon Musk muốn mang Internet vệ tinh đến Việt Nam
Đại diện Starlink chia sẻ mong muốn hợp tác để đưa dịch vụ Internet vệ tinh do công ty của tỷ phú Elon Musk cung cấp đến Việt Nam.
Bình luận