Mái đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phong cách cũng như làm tăng thêm vẻ đẹp của mỗi mẫu biệt thự. Chính vì thế, trong quá trình tìm kiếm sự hoàn hảo cho biệt thự tân cổ điển, việc chọn lựa loại mái phù hợp là điều cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 3 loại mái tân cổ điển đặc trưng, bao gồm mái vòm, mái Mansard và mái thái.
1. Mái vòm cổ kính, sang trọng cho biệt thự tân cổ điển
Mái vòm (tiếng Latin là Domus) xuất phát từ thời La Mã cổ đại và được ưa chuộng rộng rãi trong các kiến trúc hoàng gia Châu Âu như: Nhà thờ, đền chùa, cung điện, lâu đài,... Đây là điểm nhấn trang trí đắt giá cho những mẫu nhà biệt thự cổ điển và tân cổ điển nổi tiếng như: Dome of the Rock, nhà thờ Hagia Sophia hay Đền Pantheon,...
Về kiến trúc, mái vòm thiết kế dựa trên hình bán cầu, bên trong là một không gian rỗng rộng lớn mà không cần sử dụng các cột, dầm. Đặc biệt, trọng lượng mái vòm nhẹ hơn 30% so với các loại mái thông thường. Kết cấu của mái vòm chịu được áp lực cao và chống rung lắc. Chất liệu thường được sử dụng là đá, gốm sứ, gỗ, bê tông…ổn định, chịu lực tốt và đảm bảo độ bền bỉ tối đa.
Ngoài ra, mặt ngoài của mái vòm cũng thường được làm từ các chất liệu sáng bóng, lộng lẫy như ngói bitum phủ đá nhập khẩu. Đi kèm đó là những họa tiết trang trí dát vàng cầu kỳ, tỉ mỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho tổng thể công trình. Chính bởi vì sự phức tạp của thiết kế mái vòm mà kiến trúc sư đòi hỏi cần phải tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận.
Mái vòm giúp kiến trúc biệt thự cổ kính và sang trọng
2. Mái Mansard đậm phong cách hoàng gia Châu Âu
Mái Mansard là loại mái đậm phong cách hoàng gia Châu Âu xuất phát từ Pháp vào thế kỉ 17 và được đặt tên theo kiến trúc sư François Mansard. Đó cũng là lý do loại mái này còn được biết đến với tên gọi là mái Pháp.
Mái Mansard có dạng hình thang với phần mái úp lên trên tạo thành tầng áp mái của ngôi nhà. Cấu trúc này bao gồm lớp chống thấm, cách nhiệt, lớp lót và lớp lợp. Thông thường, kiến trúc sư sẽ bố trí thêm các cửa sổ để lấy sáng và lấy gió cho tầng áp mái. Tầng áp mái có thể được sử dụng để làm kho chứa đồ hay phòng sách.
Với mái Mansard, tỷ lệ mái, thân và đế của căn biệt thự được cân bằng và mang đến sự sang trọng và đẳng cấp. Mái này thường được làm từ các vật liệu chất lượng cao như: Đá phiến, đá Slate Lai Châu, bê tông, thép, nhôm,... Những vật liệu này mang lại sự chắc chắn và độ ổn định cao cho mái.
Hệ mái Mansard tạo điểm nhấn đậm chất hoàng gia cho biệt thự tân cổ điển
3. Mái Thái tinh tế, thanh thoát cho biệt thự tân cổ điển
Mái Thái là loại mái có xuất xứ từ Thái Lan, sau đó được đưa vào Việt Nam và trở thành lựa chọn phổ biến cho các biệt thự tân cổ điển. Nguyên nhân là bởi vì mái Thái gần gũi với kiến trúc Á Đông và mang ý nghĩa phong thủy tốt, tránh hiện tượng tích tụ hung khí. Hơn thế, loại mái này còn giúp thoát nước và chống nóng hiệu quả.
Mái Thái là loại mái có độ dốc vát chéo sâu ở cả hai bên với độ dốc khá lớn. Điều này giúp chống nước hiệu quả và tạo nên hình dáng mái giật cấp độc đáo. Với hình dáng này, mái Thái mang lại vẻ đẹp thanh thoát và cao ráo cho tổng thể kiến trúc biệt thự. Cấu tạo của mái Thái bao gồm phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu. Tất cả đều được thiết kế tỉ mỉ, cầu kỳ và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Về chất liệu, mái Thái thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như gỗ, ngói đất nung, ngói bê tông hay tôn. Những chất liệu này đều cách nhiệt tốt, đảm bảo tính ổn định và độ bền cao. Cho đến nay, mái Thái vẫn luôn là sự lựa chọn hấp dẫn cho các biệt thự tân cổ điển. Độc giả có thể tham khảo loạt các mẫu thiết kế nhà biệt thự 1 tầng mái Thái của để có hình dung rõ hơn về kiểu dáng và vẻ đẹp của loại mái này.
Mái Thái giúp tổng thể biệt thự thanh thoát và cao ráo
Thông tin trên đã giải đáp về 3 loại mái biệt thự tân cổ điển hiện nay đang được ưa chuộng. Trong đó, mái vòm, mái Mansard và mái Thái nổi bật với những đặc điểm riêng. Mái vòm sang trọng cổ kính, mái Mansard đậm chất hoàng gia còn mái Thái thanh thoát, tinh tế. Mỗi loại mái tạo nên nét đẹp độc đáo cho kiến trúc biệt thự tân cổ điển.